Thuận lợi và Khó khăn với 1 geek girl Data Science
Đối với người ngoài (có thể bao gồm người quen và họ hàng)
Mẩu chuyện 1:
- Người quen X: Công việc của em là gì?
- Pinka: Dạ em thiết kế e-form.
- Người quen X: E-form là cái gì?
- Pinka: Là bảng hỏi điện tử ấy. Là mấy cái bảng khảo sát trước giờ hay được mấy em sinh viên lâu lâu chặn lại hỏi rồi thấy nó đánh đánh ghi ghi chép chép vô mấy cái tờ giấy á. Thì giờ số hoá nó, biến nó từ bảng hỏi giấy thành bảng hỏi bỏ vô máy tính bảng rồi mang đi khảo sát á. Trước phải về ngồi hì hục mở excel gõ gõ nhập nhập cái đám câu trả lời giấy thì giờ chỉ cần chấm chấm quẹt quẹt trên cái máy tính bảng rồi bấm gửi là xong thôi. Chưa kể là nó còn bắt được mấy câu trả lời bậy bạ không hợp lý, bắt phải trả lời lại nữa kìa.
- Phản hồi 1 (20%): À vậy hả, con/em/bạn làm được hả? Hay quá ta! Tiện nhỉ! Thời đại công nghệ có khác ha 😍
- Phản hồi 2 (80%): Ờ hớ!? Vậy rút cuộc nó là cái gì??? 😲
Mẩu chuyện 2:
- Người quen Y: Bạn đang làm gì? Ở đâu vậy?
- Pinka: Mình làm về phân tích dữ liệu. Ở #RTA, công ty Phân Tích Thời Gian Thực.
- Phản hồi 1 (60%): Hả? Thời gian mà cũng có thực nữa hả? Vậy có thời gian giả luôn hông? (Thường thì nhận được phản hồi này từ các cụ lớn tuổi với trung niên hoặc các thành phần không biết công nghệ, không quan tâm công nghệ 😩)
- Phản hồi 2 (10%): Í tên công ty nghe hay ha! Vậy bạn làm bên chứng khoán hả? (Theo số này thì chỉ có ngành chứng khoán mới cần theo dõi liên tục sát sao để không bị lỗ 😆)
- Phản hồi 3 (10%): Ờ. (Thường thì với số này dạng là hỏi xã giao chơi cho biết, bọn họ thực tình là đếch quan tâm bạn thực sự làm cái gì đâu 😞)
- Phản hồi 4 (20%): À, phân tích dữ liệu hả, mà chính xác là phân tích cái gì vậy? (Loại này thì thường là quan tâm thiệt, và sẽ kích hoạt máu nói nhiều của mình khiến cho trong vòng 30 phút sau đó mình sẽ giải thích tường tận cho họ là mình phân tích cái gì, để làm gì, cho ai rồi cuối cùng thì đa phần là cũng nhận được 1 khuôn mặt ngơ ngác từ người nghe - vì bị nghe nhiều quá mà 😝)
Mẩu chuyện 3:
- Họ hàng Z: Lâu quá không gặp, ra trường làm gì rồi con?
- Pinka: Dạ con làm khảo sát với thu thập dữ liệu.
- Họ hàng Z: Ừa mà con khảo sát với thu thập cái gì?
- Pinka (Tình huống 1): Chú/bác/cô/dì biết #PAPI hông? có nghe qua #PAPI hông? (Nếu người hỏi ở trong Nam hay ngoài Bắc)
- Pinka (Tình huống 2): Chú/bác/cô/dì biết #M-Score (Dân Chấm Điểm) hông? có nghe qua hông? (Nếu người hỏi là người miền Trung)
- Pinka (Tình huống 3): Chú/bác/cô/dì chắc là biết đến World Bank, ADB hay UNDP há? (Nếu người hỏi là Việt kiều)
- Phản hồi 1 (60%): Ờ biết, có nghe rồi. (Họ có thể bổ sung thêm "Bữa tivi có phát tin thời sự về nó mà") (Loại này thì dễ rồi, sau đó chỉ cần nói thêm là "Con làm cho cái dự án đó đó/ hợp tác làm việc cho mấy tổ chức đó đó" là người ta hiểu luôn khỏi giải thích lằng nhằng 😤)
- Phản hồi 2 (40%): Không, chưa nghe bao giờ. Nó là cái gì vậy cà? (Loại này thì hơi mệt hơn chút, vì sau đó sẽ phải hỏi xem họ biết đến đâu để mà lựa đường giải thích hoặc là cho qua luôn khỏi giải thích vì họ chả có tí khái niệm gì cả 😶)
Mẩu chuyện 4:
- Bà con T: Sao rồi, chồng con gì chưa?
- Pinka: Dạ chưa.
- Bà con T: Chắc tại kén quá chứ gì?
- Pinka: Dạ đâu có đâu.
- Bà con T: Vậy chắc là lo công việc quá chứ gì. Cô/dì/bác nói bay nghe, con gái học cao làm nhiều để chi, lo mà kiếm 1 tấm chồng cho đàng hoàng, rồi sanh con nữa chớ. Con gái nó như 1 bông hoa có thì thôi. Đừng để lỡ thì mà hỏng hết đó con.
- Pinka: 😐 (Im lặng chịu trận cho qua chớ còn biết làm gì)
Mẩu chuyện 5:
- Bạn bè U: Ê bạn, lâu quá không gặp. Sao, dạo này thế nào, khoẻ không?
- Pinka: Bình thường thôi, vẫn chưa chết. Vẫn cày như chó thôi.
- Bạn bè U: Hehe vậy lương cao để đâu cho hết ha.
- Pinka: 😑 (Tiếp tục im lặng, vì chắc chắn mười mươi là nó sẽ méo hiểu được tại sao mình vẫn nhận 1 công việc làm cực chết bà mà lương không hề cao như nó tưởng 😓)
Đối với tuyển dụng nhân viên mới
Không có mẩu chuyện cụ thể nhưng có vô vàn câu hỏi kiểu như này:
- Chị ơi, công ty chị làm cái gì, em học marketing có làm được không?
- Chị ơi, em làm parttime được không?
- Chị ơi, em không có xài rành smartphone với laptop có làm được không?
- Chị ơi, có cần phải biết IT không?
- Chị ơi, em dốt toán lắm, liệu có làm được không?
- Chị ơi, em ứng tuyển vào vị trí nào thì được? Tại em đọc mà không hiểu lắm mấy cái mô tả công việc ghi trên fanpage của công ty mình.
- Chị ơi, có phải tăng ca hay đi công tác nhiều không?
- Chị ơi, không biết lập trình thì có làm được không?
- Chị ơi, chị giải thích lại cho em làm tester/supporter/solution developer/analyst là làm gì không? Chị nói nãy giờ em nghe mà không hiểu gì cả.
- ...
- 😂😷😵😳😱😰😭😬😡😠🙏🙏🙏
Đối với gia đình
Cũng không có mẩu chuyện cụ thể nhưng có 1 số câu nói điển hình như sau:
- Mày chắc lại quẹt quẹt chat chit lướt Phây (Facebook á ^^) chứ làm việc cái gì. Tao không tin!
[Khóc thầm 1 dòng sông. 1 cái smartphone hiện giờ có nhiều chức năng lắm mà: check mail nà, học trực tuyến nà, kiểm tra dữ liệu nà, ... Sao mọi người cứ quy việc cầm smartphone quẹt quẹt ra thành chat với phây không là sao T-T]
- Suốt ngày thấy cắm mặt vào máy tính không hà. Lại chơi game hả?
[Đang phải kiểm tra sản phẩm lỗi để hỗ trợ khách hàng xử lý 1 ca khó mà nghe phải câu này thì phải đạt trình "nhẫn tâm" tức trong tâm có nhẫn cực cao mới kìm lại mà không đốp lại á :( ]
- Làm việc gì mà làm hoài vậy con? Nguyên tuần đã làm tới khuya rồi, giờ cuối tuần cũng thấy bảo là làm việc. Mà lương thì có tăng mấy đâu.
[Những lúc thế này 1 là giả bộ đứng lên nghỉ giải lao 1 chút xong đợi lúc phụ huynh không để ý lại quay về cắm mặt vào laptop tiếp :-| Hoặc là cứ nói thực tế là đang có mấy cái dự án đang bị dí sút quần, không tăng ca là không kịp blah blah blah xong thòng thêm 1 câu chốt hạ là "Có lương tăng ca mà" ^^]
- Sao lúc trước không nghe tao nhận lời làm quách cho cái công ty nhà nước kia đi. Công việc vừa nhàn vừa ổn định. Sau này lấy chồng đẻ con cũng còn có thời gian mà chăm gia đình.
[Để được làm cái mình thích, theo đuổi cái mình đam mê thì phải chấp nhận đánh đổi, nhưng các bậc phụ huynh xót con sẽ không bao giờ nghĩ như vậy đâu. Nên tốt nhất chỉ có thể phản ứng bằng cách làm việc thật tốt để phụ huynh cảm thấy an tâm phần nào thôi]
- Con gái mà làm kỹ thuật khổ lắm con ơi. Mai mốt chồng con thì có mà tụt hậu không theo kịp người ta rồi lại khổ gấp trăm ngàn lần hiện giờ đấy con ơi.
[Ngậm ngùi công nhận mà cho qua thôi. Vì là nữ giới ở Việt Nam nghĩa là bạn phải ngày ngày đối diện với rất nhiều thành kiến phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ rất nặng nề. Mà đã trót mang đam mê công nghệ trong người, biết làm sao đây 😖]
Dường như qua các mẩu chuyện và mấy câu nói trên, các bạn cảm thấy hình như mình chỉ gặp khó khăn thôi phải không:
- Khó khăn vì người ta không hiểu công việc của mình nè.
- Khó khăn vì người ta nghĩ mình là con gái nên không thích mình học cao làm nhiều nè.
- Khó khăn vì gia đình nghĩ công việc mình quá cực khổ không có thời gian cho cuộc sống cá nhân nè.
- Và 1 số khó khăn riêng của bản thân tuỳ từng người, từng gia cảnh nữa.
Đúng thế, đúng là như thế. Tuy nhiên, để được làm 20% công việc mình yêu thích, ai rồi cũng phải trải qua 80% tệ hại các thể loại thôi.
Bạn có vì 20% kia mà quyết tâm vượt qua 80% không?
Hãy để câu trả lời đến khi đọc xong hết bài post này nhé. Hãy suy ngẫm xem thành quả nhận được có xứng đáng với công sức bỏ ra không nhé:
- Thuận lợi 1: Đây là ngành hot, chắc chắn rất nhiều công ty đã đang và sẽ cần các thành viên thông thạo lĩnh vực này. Nên không lo thất nghiệp đâu (nếu bạn đủ thông thạo chuyên môn và quyết tâm cộng với thái độ thì 90% là ngon ăn 😎)
- Thuận lợi 2: Liên tục liên tục được tiếp xúc với cái mới, công nghệ mới nè, kiến thức mới nè, bạn mới nè,... nên sẽ không gặp chán nản như 1 số công việc mà đầu việc cứ lặp đi lặp lại đâu.
- Thuận lợi 3: Sẽ liên tục liên tục nảy sinh các vấn đề, các trục trặc mới cần bạn giải quyết. Điều đó giúp não bạn hoạt động liên tục, óc sáng tạo và trí tưởng tượng liên tục được phát huy. Nên chắc là không lo bị não phẳng đâu nhỉ 😈
- Thuận lợi 4: Mỗi khi giải quyết xong được 1 vấn đề, tiếp cận được 1 hướng đi mới, gặp được 1 người cùng quan điểm hoặc tin tưởng ủng hộ bạn, nó giống như bạn được "chích ma tuý" ấy. Bạn sẽ phê có khi cả buổi, có khi nguyên ngày, có khi cả tuần vẫn còn lâng lâng sung sướng.
- Thuận lợi 5: Bạn biết thêm kiến thức về cơ chế vận hành của thế giới công nghệ như FB nhận dạng hình ảnh dựa trên thuật toán gì, Amazon đề xuất sản phẩm dựa trên ý tưởng gì, dữ liệu nào, ... bạn sẽ vững tin hơn và sử dụng công nghệ hiệu quả hơn, và có thể sẽ ít nguy cơ gặp quả lừa hơn (thực ra thì vỏ quýt dày có móng tay nhọn, ta tinh vi cỡ nào cũng sẽ có thằng lừa ta tinh vi hơn. Dù sao thì biết nhiều hơn vẫn tốt hơn. Ít nhất cũng tránh được những quả lừa không tinh vi lắm mà bạn bè ta do không hiểu công nghệ, không hiểu đường đi của dữ liệu đằng sau đó mà dẫn đến bị lừa oan mạng đó)
- Thuận lợi 6: Cái này thì nhỏ thôi, vì khi mà mọi người càng biết về Cách mạng Công nghệ 4.0 thì cơ hội người ta nể trọng cái vị trí của bạn càng cao. Lúc đó tha hồ mà làm oai nhé. (Còn hiện tại thì tốt nhất là đừng nhắc đến 2 chữ Data Science mà làm gì 😅)
Tất nhiên là vẫn còn khó khăn, vẫn còn thuận lợi, chứ không phải chỉ có mấy điểm kể trên. Cơ mà viết nhiều quá thì 1 là mọi người lười đọc, 2 là thành ra kể lể dài dòng. Nên tới đây thôi hén 😉
→ Kỳ tiếp theo (nhớ đón đọc hén): Chuyện cười ra nước mắt với các ca hỗ trợ kỹ thuật khó đỡ
P.S.: Thông tin thêm dành cho những ai tò mò muốn biết thêm về PAPI và M-Score nhé 😋 Tiện thể ghé thăm RTA luôn ha 😘
PAPI là khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt Nam, tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, với dữ liệu được thu thập thường niên. Từ 2009 đến 2017, PAPI thu thập và phản ánh trải nghiệm của gần 103.059 người dân được chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh, thành phố. (Xem thêm tại Trang chính thức của PAPI hoặc Fanpage PVV PAPI)
Mẩu chuyện 1:
- Người quen X: Công việc của em là gì?
- Pinka: Dạ em thiết kế e-form.
- Người quen X: E-form là cái gì?
- Pinka: Là bảng hỏi điện tử ấy. Là mấy cái bảng khảo sát trước giờ hay được mấy em sinh viên lâu lâu chặn lại hỏi rồi thấy nó đánh đánh ghi ghi chép chép vô mấy cái tờ giấy á. Thì giờ số hoá nó, biến nó từ bảng hỏi giấy thành bảng hỏi bỏ vô máy tính bảng rồi mang đi khảo sát á. Trước phải về ngồi hì hục mở excel gõ gõ nhập nhập cái đám câu trả lời giấy thì giờ chỉ cần chấm chấm quẹt quẹt trên cái máy tính bảng rồi bấm gửi là xong thôi. Chưa kể là nó còn bắt được mấy câu trả lời bậy bạ không hợp lý, bắt phải trả lời lại nữa kìa.
- Phản hồi 1 (20%): À vậy hả, con/em/bạn làm được hả? Hay quá ta! Tiện nhỉ! Thời đại công nghệ có khác ha 😍
- Phản hồi 2 (80%): Ờ hớ!? Vậy rút cuộc nó là cái gì??? 😲
Mẩu chuyện 2:
- Người quen Y: Bạn đang làm gì? Ở đâu vậy?
- Pinka: Mình làm về phân tích dữ liệu. Ở #RTA, công ty Phân Tích Thời Gian Thực.
- Phản hồi 1 (60%): Hả? Thời gian mà cũng có thực nữa hả? Vậy có thời gian giả luôn hông? (Thường thì nhận được phản hồi này từ các cụ lớn tuổi với trung niên hoặc các thành phần không biết công nghệ, không quan tâm công nghệ 😩)
- Phản hồi 2 (10%): Í tên công ty nghe hay ha! Vậy bạn làm bên chứng khoán hả? (Theo số này thì chỉ có ngành chứng khoán mới cần theo dõi liên tục sát sao để không bị lỗ 😆)
- Phản hồi 3 (10%): Ờ. (Thường thì với số này dạng là hỏi xã giao chơi cho biết, bọn họ thực tình là đếch quan tâm bạn thực sự làm cái gì đâu 😞)
- Phản hồi 4 (20%): À, phân tích dữ liệu hả, mà chính xác là phân tích cái gì vậy? (Loại này thì thường là quan tâm thiệt, và sẽ kích hoạt máu nói nhiều của mình khiến cho trong vòng 30 phút sau đó mình sẽ giải thích tường tận cho họ là mình phân tích cái gì, để làm gì, cho ai rồi cuối cùng thì đa phần là cũng nhận được 1 khuôn mặt ngơ ngác từ người nghe - vì bị nghe nhiều quá mà 😝)
Mẩu chuyện 3:
- Họ hàng Z: Lâu quá không gặp, ra trường làm gì rồi con?
- Pinka: Dạ con làm khảo sát với thu thập dữ liệu.
- Họ hàng Z: Ừa mà con khảo sát với thu thập cái gì?
- Pinka (Tình huống 1): Chú/bác/cô/dì biết #PAPI hông? có nghe qua #PAPI hông? (Nếu người hỏi ở trong Nam hay ngoài Bắc)
- Pinka (Tình huống 2): Chú/bác/cô/dì biết #M-Score (Dân Chấm Điểm) hông? có nghe qua hông? (Nếu người hỏi là người miền Trung)
- Pinka (Tình huống 3): Chú/bác/cô/dì chắc là biết đến World Bank, ADB hay UNDP há? (Nếu người hỏi là Việt kiều)
- Phản hồi 1 (60%): Ờ biết, có nghe rồi. (Họ có thể bổ sung thêm "Bữa tivi có phát tin thời sự về nó mà") (Loại này thì dễ rồi, sau đó chỉ cần nói thêm là "Con làm cho cái dự án đó đó/ hợp tác làm việc cho mấy tổ chức đó đó" là người ta hiểu luôn khỏi giải thích lằng nhằng 😤)
- Phản hồi 2 (40%): Không, chưa nghe bao giờ. Nó là cái gì vậy cà? (Loại này thì hơi mệt hơn chút, vì sau đó sẽ phải hỏi xem họ biết đến đâu để mà lựa đường giải thích hoặc là cho qua luôn khỏi giải thích vì họ chả có tí khái niệm gì cả 😶)
Mẩu chuyện 4:
- Bà con T: Sao rồi, chồng con gì chưa?
- Pinka: Dạ chưa.
- Bà con T: Chắc tại kén quá chứ gì?
- Pinka: Dạ đâu có đâu.
- Bà con T: Vậy chắc là lo công việc quá chứ gì. Cô/dì/bác nói bay nghe, con gái học cao làm nhiều để chi, lo mà kiếm 1 tấm chồng cho đàng hoàng, rồi sanh con nữa chớ. Con gái nó như 1 bông hoa có thì thôi. Đừng để lỡ thì mà hỏng hết đó con.
- Pinka: 😐 (Im lặng chịu trận cho qua chớ còn biết làm gì)
Mẩu chuyện 5:
- Bạn bè U: Ê bạn, lâu quá không gặp. Sao, dạo này thế nào, khoẻ không?
- Pinka: Bình thường thôi, vẫn chưa chết. Vẫn cày như chó thôi.
- Bạn bè U: Hehe vậy lương cao để đâu cho hết ha.
- Pinka: 😑 (Tiếp tục im lặng, vì chắc chắn mười mươi là nó sẽ méo hiểu được tại sao mình vẫn nhận 1 công việc làm cực chết bà mà lương không hề cao như nó tưởng 😓)
Đối với tuyển dụng nhân viên mới
Không có mẩu chuyện cụ thể nhưng có vô vàn câu hỏi kiểu như này:
- Chị ơi, công ty chị làm cái gì, em học marketing có làm được không?
- Chị ơi, em làm parttime được không?
- Chị ơi, em không có xài rành smartphone với laptop có làm được không?
- Chị ơi, có cần phải biết IT không?
- Chị ơi, em dốt toán lắm, liệu có làm được không?
- Chị ơi, em ứng tuyển vào vị trí nào thì được? Tại em đọc mà không hiểu lắm mấy cái mô tả công việc ghi trên fanpage của công ty mình.
- Chị ơi, có phải tăng ca hay đi công tác nhiều không?
- Chị ơi, không biết lập trình thì có làm được không?
- Chị ơi, chị giải thích lại cho em làm tester/supporter/solution developer/analyst là làm gì không? Chị nói nãy giờ em nghe mà không hiểu gì cả.
- ...
- 😂😷😵😳😱😰😭😬😡😠🙏🙏🙏
Đối với gia đình
Cũng không có mẩu chuyện cụ thể nhưng có 1 số câu nói điển hình như sau:
- Mày chắc lại quẹt quẹt chat chit lướt Phây (Facebook á ^^) chứ làm việc cái gì. Tao không tin!
[Khóc thầm 1 dòng sông. 1 cái smartphone hiện giờ có nhiều chức năng lắm mà: check mail nà, học trực tuyến nà, kiểm tra dữ liệu nà, ... Sao mọi người cứ quy việc cầm smartphone quẹt quẹt ra thành chat với phây không là sao T-T]
- Suốt ngày thấy cắm mặt vào máy tính không hà. Lại chơi game hả?
[Đang phải kiểm tra sản phẩm lỗi để hỗ trợ khách hàng xử lý 1 ca khó mà nghe phải câu này thì phải đạt trình "nhẫn tâm" tức trong tâm có nhẫn cực cao mới kìm lại mà không đốp lại á :( ]
- Làm việc gì mà làm hoài vậy con? Nguyên tuần đã làm tới khuya rồi, giờ cuối tuần cũng thấy bảo là làm việc. Mà lương thì có tăng mấy đâu.
[Những lúc thế này 1 là giả bộ đứng lên nghỉ giải lao 1 chút xong đợi lúc phụ huynh không để ý lại quay về cắm mặt vào laptop tiếp :-| Hoặc là cứ nói thực tế là đang có mấy cái dự án đang bị dí sút quần, không tăng ca là không kịp blah blah blah xong thòng thêm 1 câu chốt hạ là "Có lương tăng ca mà" ^^]
- Sao lúc trước không nghe tao nhận lời làm quách cho cái công ty nhà nước kia đi. Công việc vừa nhàn vừa ổn định. Sau này lấy chồng đẻ con cũng còn có thời gian mà chăm gia đình.
[Để được làm cái mình thích, theo đuổi cái mình đam mê thì phải chấp nhận đánh đổi, nhưng các bậc phụ huynh xót con sẽ không bao giờ nghĩ như vậy đâu. Nên tốt nhất chỉ có thể phản ứng bằng cách làm việc thật tốt để phụ huynh cảm thấy an tâm phần nào thôi]
- Con gái mà làm kỹ thuật khổ lắm con ơi. Mai mốt chồng con thì có mà tụt hậu không theo kịp người ta rồi lại khổ gấp trăm ngàn lần hiện giờ đấy con ơi.
[Ngậm ngùi công nhận mà cho qua thôi. Vì là nữ giới ở Việt Nam nghĩa là bạn phải ngày ngày đối diện với rất nhiều thành kiến phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ rất nặng nề. Mà đã trót mang đam mê công nghệ trong người, biết làm sao đây 😖]
Dường như qua các mẩu chuyện và mấy câu nói trên, các bạn cảm thấy hình như mình chỉ gặp khó khăn thôi phải không:
- Khó khăn vì người ta không hiểu công việc của mình nè.
- Khó khăn vì người ta nghĩ mình là con gái nên không thích mình học cao làm nhiều nè.
- Khó khăn vì gia đình nghĩ công việc mình quá cực khổ không có thời gian cho cuộc sống cá nhân nè.
- Và 1 số khó khăn riêng của bản thân tuỳ từng người, từng gia cảnh nữa.
Đúng thế, đúng là như thế. Tuy nhiên, để được làm 20% công việc mình yêu thích, ai rồi cũng phải trải qua 80% tệ hại các thể loại thôi.
Bạn có vì 20% kia mà quyết tâm vượt qua 80% không?
Hãy để câu trả lời đến khi đọc xong hết bài post này nhé. Hãy suy ngẫm xem thành quả nhận được có xứng đáng với công sức bỏ ra không nhé:
- Thuận lợi 1: Đây là ngành hot, chắc chắn rất nhiều công ty đã đang và sẽ cần các thành viên thông thạo lĩnh vực này. Nên không lo thất nghiệp đâu (nếu bạn đủ thông thạo chuyên môn và quyết tâm cộng với thái độ thì 90% là ngon ăn 😎)
- Thuận lợi 2: Liên tục liên tục được tiếp xúc với cái mới, công nghệ mới nè, kiến thức mới nè, bạn mới nè,... nên sẽ không gặp chán nản như 1 số công việc mà đầu việc cứ lặp đi lặp lại đâu.
- Thuận lợi 3: Sẽ liên tục liên tục nảy sinh các vấn đề, các trục trặc mới cần bạn giải quyết. Điều đó giúp não bạn hoạt động liên tục, óc sáng tạo và trí tưởng tượng liên tục được phát huy. Nên chắc là không lo bị não phẳng đâu nhỉ 😈
- Thuận lợi 4: Mỗi khi giải quyết xong được 1 vấn đề, tiếp cận được 1 hướng đi mới, gặp được 1 người cùng quan điểm hoặc tin tưởng ủng hộ bạn, nó giống như bạn được "chích ma tuý" ấy. Bạn sẽ phê có khi cả buổi, có khi nguyên ngày, có khi cả tuần vẫn còn lâng lâng sung sướng.
- Thuận lợi 5: Bạn biết thêm kiến thức về cơ chế vận hành của thế giới công nghệ như FB nhận dạng hình ảnh dựa trên thuật toán gì, Amazon đề xuất sản phẩm dựa trên ý tưởng gì, dữ liệu nào, ... bạn sẽ vững tin hơn và sử dụng công nghệ hiệu quả hơn, và có thể sẽ ít nguy cơ gặp quả lừa hơn (thực ra thì vỏ quýt dày có móng tay nhọn, ta tinh vi cỡ nào cũng sẽ có thằng lừa ta tinh vi hơn. Dù sao thì biết nhiều hơn vẫn tốt hơn. Ít nhất cũng tránh được những quả lừa không tinh vi lắm mà bạn bè ta do không hiểu công nghệ, không hiểu đường đi của dữ liệu đằng sau đó mà dẫn đến bị lừa oan mạng đó)
- Thuận lợi 6: Cái này thì nhỏ thôi, vì khi mà mọi người càng biết về Cách mạng Công nghệ 4.0 thì cơ hội người ta nể trọng cái vị trí của bạn càng cao. Lúc đó tha hồ mà làm oai nhé. (Còn hiện tại thì tốt nhất là đừng nhắc đến 2 chữ Data Science mà làm gì 😅)
Tất nhiên là vẫn còn khó khăn, vẫn còn thuận lợi, chứ không phải chỉ có mấy điểm kể trên. Cơ mà viết nhiều quá thì 1 là mọi người lười đọc, 2 là thành ra kể lể dài dòng. Nên tới đây thôi hén 😉
→ Kỳ tiếp theo (nhớ đón đọc hén): Chuyện cười ra nước mắt với các ca hỗ trợ kỹ thuật khó đỡ
P.S.: Thông tin thêm dành cho những ai tò mò muốn biết thêm về PAPI và M-Score nhé 😋 Tiện thể ghé thăm RTA luôn ha 😘
PAPI là khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt Nam, tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, với dữ liệu được thu thập thường niên. Từ 2009 đến 2017, PAPI thu thập và phản ánh trải nghiệm của gần 103.059 người dân được chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh, thành phố. (Xem thêm tại Trang chính thức của PAPI hoặc Fanpage PVV PAPI)
Dự án Dân chấm điểm M-Score được triển khai trên địa bàn Quảng Trị bắt đầu từ tháng 10/2014. Qua hơn 2 năm triển khai, dự án đã phát huy quyền dân chủ trực tiếp, qua đó tạo ra một cơ chế giám sát hữu hiệu cho HĐND tỉnh và đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đặc biệt hiện nay áp dụng vào lĩnh vực y tế sẽ góp phần nâng cao tinh thần, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế. (Xem thêm tại Trang UB MTTQ Quảng Trị hoặc Trang QuangTriTV)
RTA cung cấp các dịch vụ khảo sát và phân tích cho các khách hàng là các đối tác trong lĩnh vực kinh tế phát triển và các doanh nghiệp. Lợi thế của RTA là trong mảng thu thập dữ liệu và công nghệ quản lý: giúp tích hợp các công nghệ phân tích theo thời gian thực vào các nghiên cứu phát triển kinh tế hoặc nghiên cứu thị trường. Tại RTA, chúng tôi vững tin vào sức mạnh của dữ liệu chất lượng cao trong nghiên cứu phát triển và kinh doanh. (Xem thêm tại Trang chủ RTA)
Nhận xét
Đăng nhận xét